Nhiều người vẫn liên kết AI với khoa học viễn tưởng, nhưng khái niệm ấy đang giảm dần khi AI phát triển và trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo là một cái tên quen thuộc và đang dần được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hiện công nghệ AI cũng đang là chủ đề nóng đối với các doanh nghiệp. Những tiện ích mà AI có thể giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận, tương tác với khách hàng một cách mới lạ hoặc áp dụng trong các hoạt động kinh doanh để tăng cường hiệu quả.
Vị thế của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh
Trên thực tế, các tổ chức và doanh nghiệp đang bắt đầu chú ý nhiều hơn đến công nghệ trí tuệ nhân tạo. AI được các ông lớn trong ngành công nghệ thông tin trên toàn thế giới, mệnh danh là công nghệ đột phá nhất trong những năm vừa qua. Với khả năng phân tích nhanh chóng lượng dữ liệu khổng lồ, các doanh nghiệp ngày nay có thể tăng cường tính tương tác của khách hàng và hướng đến tính hiệu quả của quy trình công việc.
Theo báo cáo của Techjurry đưa ra, 35% doanh nghiệp đang áp dụng AI vào kinh doanh và 42% cho biết họ đang xem xét AI và lợi ích của chúng vào mô hình doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu của Precedence Research, quy mô thị trường của trí tuệ nhân tạo được định giá là 87,04 tỷ USD vào năm 2021. Con số này được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi lên tầm 164,99 tỷ USD vào năm 2023. Và đến năm 2030, thị trường AI toàn cầu được định giá hơn 1,5 nghìn tỷ USD. Những con số trên đã đánh dấu tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) tầm 38,1% từ năm 2022 đến năm 2030. Tìm hiểu thêm về sự phát triển của AI trong nền kinh tế
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh
Ứng dụng AI sẽ mang lại hiệu quả lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, các nhà kinh doanh nên đầu tư quan tâm AI ngay từ bây giờ để khai thác hiệu quả giá trị AI và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là một số cách áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào mô hình kinh doanh:
Trí tuệ nhân tạo trong bảo mật thông tin
Có thể nói, trí tuệ nhân tạo là một đồng minh không thể thiếu khi tìm kiếm các lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của mạng máy tính. AI có thể phân tích hàng triệu file và xác định file nào chứa phần mềm độc hại. Các hệ thống AI có thể nhận ra một cuộc tấn công mạng cũng như các mối đe dọa mạng bằng cách theo dõi các mẫu từ nguồn đầu vào dữ liệu. Sau khi phát hiện ra mối đe dọa, chúng có thể quay lại dữ liệu của bạn để tìm nguồn và giúp ngăn chặn mối đe dọa trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo trong dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Trước đây, việc hỗ trợ khách hàng thường được thực hiện bằng cách thủ công, thông qua việc gọi điện thoại hoặc gửi email để yêu cầu hỗ trợ. Với sự phát triển của AI, dịch vụ hỗ trợ khách hàng đã thay đổi và đạt hiểu quả cao hơn phương pháp truyền thống. Một trong những ứng dụng của AI trong dịch vụ hỗ trợ khách hàng là ChatBot.
Đây là một chương trình máy tính có khả năng tương tác với con người thông qua các cuộc trò chuyện. ChatBot được lập trình để trả lời các câu hỏi phổ biến của khách hàng, giúp họ giải đáp các thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ một cách nhanh chóng. Ứng dụng này đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, các doanh nghiệp cũng có thể kết hợp dữ liệu này vào CRM để thu thập và lưu lại thông tin chi tiết có giá trị của khách hàng. Dữ liệu này sau đó có thể giúp tối ưu hóa việc bán hàng. Các ChatBot hiện nay có khả năng học hỏi và phát triển từ các cuộc trò chuyện với khách hàng, giúp phần mềm càng ngày càng thông minh hơn. Khách hàng cũng có thể sử dụng ChatBot để tra cứu thông tin, đặt hàng hoặc yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết. Qua đó, trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo trong giao dịch tài chính
AI đã cải thiện hiệu suất và độ chính xác của các giao dịch tài chính, giúp các nhà đầu tư và ngân hàng đưa ra các quyết định thông minh và nhanh chóng. Phân tích dữ liệu có thể nói là một trong những thế mạnh của ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nhờ vào khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng và đưa ra dự đoán chính xác, AI có thể giúp các nhà đầu tư phát hiện ra các mô hình và xu hướng trên thị trường. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
Trí tuệ nhân tạo trong tuyển dụng
Những công nghệ này giúp các nhà quản lý và nhân viên tuyển dụng phát hiện ra các ứng viên tiềm năng và phù hợp với yêu cầu của công việc một cách nhanh chóng. Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phân tích hồ sơ ứng viên và đưa ra những đề xuất tuyển dụng dựa trên các tiêu chí quan trọng như kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng và năng lực. Công nghệ này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho quá trình tuyển dụng cũng như cải thiện chất lượng của nhân sự được tuyển dụng.
“Trợ lý ảo” đắc lực
Với khả năng tự động hóa và xử lý thông tin nhanh chóng, trợ lý ảo AI đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Trợ lý ảo AI là giúp tăng năng suất làm việc cho các nhân viên. Thay vì phải tốn thời gian và công sức để tìm kiếm và xử lý thông tin, trợ lý ảo AI có thể thực hiện tất cả các tác vụ đó một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức của nhân viên, từ đó tăng khả năng tập trung vào những công việc chính và sản xuất nhiều hơn.
Ngoài ra, trợ lý ảo cũng giúp cho việc quản lý dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Với khả năng tự động hóa các tác vụ như phân tích dữ liệu, xử lý thông tin và quản lý tài liệu, trợ lý ảo AI giúp cho các doanh nghiệp có thể tổ chức và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Từ đó biến công nghệ AI trở thành “trợ lý” đắc lực trong mô hình doanh nghiệp.
Tương lai của ứng dụng AI trong kinh doanh
Trí tuệ nhân tạo đang trở thành công nghệ tiên tiến nhất và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong giáo dục và cả kinh doanh.
Tìm hiểu thêm về công nghệ AI đã áp dụng trong ngành giáo dục như thế nào?
Với khả năng tối ưu hóa quy trình sản xuất, cung cấp các giải pháp tùy chỉnh cho khách hàng và quản lý nguồn nhân lực, AI giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Theo các chuyên gia, thực tế hiện nay ở Việt Nam các ứng dụng AI mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự xử lý khéo léo trong việc áp dụng AI, góp phần tối ưu cho nghiệp vụ, chứ chưa thể thay thế con người hoàn toàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ năng lực của AI tại thời điểm đầu tư, để đưa ra quyết định đúng đắn. Các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hình thức đầu tư làm chủ mô hình trí tuệ nhân tạo AI.