Categories
Ứng dụng

Tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong y tế

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NH N TẠO TRONG Y TẾ

Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một công cụ đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, AI đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách dịch vụ giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế. Nhu cầu về các giải pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên các ứng dụng công nghệ AI đang mang đến hiệu quả tích cực và khiến ngành y tế nhận được một số khoản đầu tư lớn nhất trong thời gian gần đây.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial intelligence) là một cỗ máy hoặc máy tính có thể tái tạo chức năng của bộ não con người. Và từ đó, chúng có thể học hỏi, suy nghĩ và đưa ra quyết định hoặc hành động dựa trên kinh nghiệm đã học được trong dữ liệu hoặc được sử dụng quá khứ. Tìm hiểu thêm về công nghệ AI . Việc sử dụng AI trong chăm sóc sức khỏe có thể phân tích dữ liệu và các thao tác y tế dựa trên những dữ liệu đã tiếp thu. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng chẩn đoán chính xác hơn, chăm sóc tốt hơn. Lúc đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ dành ít thời gian hơn cho các việc hành chính và có thể dành nhiều thời gian cho việc tương tác, điều trị bệnh nhân.

Theo báo cáo của Statista về Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thị trường chăm sóc sức khỏe toàn cầu từ 2021 đến 2030, số liệu dự đoán tổng giá trị thị trường sẽ đạt mức tầm 187,95 tỷ USD vào năm 2030. Thông qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tầm 37% hàng năm từ năm 2021 đến năm 2022. Việc đưa AI vào ngày càng nhiều ngành chăm sóc sức khỏe sẽ là một trong những xu hướng hàng đầu của ngành chăm sóc sức khỏe trong những năm tới.

Tốc độ tăng trưởng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thị trường chăm sóc sức khỏe/y tế toàn cầu từ 2021 đến 2030

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Y tế

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Y tế

Chuẩn đoán bệnh

Trong lĩnh vực y tế, AI đã giúp đỡ các bác sĩ trong việc chuẩn đoán bệnh và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Các dữ liệu khổng lồ về hình ảnh, bệnh lý hoặc các chỉ số cơ thể sẽ được các nhà khoa học “dán nhãn”, nạp vào bộ nhớ máy tính để hệ thống sắp xếp và xử lý. Hệ thống AI sẽ học hỏi từ dữ liệu về các triệu chứng, kết quả xét nghiệm và lịch sử bệnh của bệnh nhân để đưa ra dự đoán chính xác về tình trạng sức khỏe để đề xuất các phương pháp chữa trị phù hợp với từng bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của hệ thống này, các bác sĩ có thể đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn, giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả điều trị.

Không dừng lại ở đó, AI còn giúp đỡ các bác sĩ trong việc phát hiện các bệnh lý khó nhận diện. Theo Trung tâm Ung thư toàn diện Manipal ở Bangalore, Ấn Độ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp giảm 78% thời gian sàng lọc thử nghiệm lâm sàng từ 1h50p xuống còn 24 phút, với kết quả chẩn đoán đạt tỷ lệ phù hợp tới 96% cho ung thư phổi, 81% với ung thư đại tràng và 93% với các trường hợp ung thư trực tràng. Nền tảng chẩn đoán hỗ trợ bởi AI Ultromics được phát triển bởi Bệnh viện John Radcliffe, Oxford ở Anh giúp chẩn đoán các bệnh về tim một cách chính xác hơn so với các bác sĩ.

Nghiên cứu và phát triển thuốc

Qúa trình nghiên cứu và phát triển thuốc là một quá trình vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Áp dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quá trình này đang trở thành một xu hướng mới, giúp cho quá trình nghiên cứu trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua AI, các nhà khoa học có thể tìm ra những phân tử tiềm năng để phát triển phương thuốc, đồng thời cũng có thể dự đoán hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc này trên con người.

Bên cạnh đó, một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong quá trình nghiên cứu thuốc chính là kiểm tra hợp chất mới trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng về độ an toàn. Sử dụng các công nghệ AI, các nhà khoa học có thể dự đoán khả năng các phân tử thuốc trước khi tiến hành thí nghiệm trên các đối tượng. Điều này giúp giảm thiểu các chi phí, thời gian nghiên cứu và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thử nghiệm.

Quản lý dữ liệu chăm sóc sức khỏe

Trong việc quản lý dữ liệu, AI có thể tăng cường hiệu quả và độ chính xác của quá trình thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể tự động học hỏi và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đưa ra dự đoán và đề xuất hỗ trợ cho các nhà quản lý dữ liệu.

Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI có thể nâng cao chất lượng chăm sóc, tối ưu hóa quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Khả năng xử lý các dữ liệu y tế phức tạp của AI và các thuật toán học máy cho phép đưa ra các phân tích và dự đoán về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Qua đó, AI có thể đề xuất các phương pháp điều trị hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị.

Thực hiện phẫu thuật bằng robot

Đây có thể được xem là một trong những điểm nổi bật của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế. Trước đây, phẫu thuật thường được thực hiện bằng tay người, đòi hỏi kỹ năng cao và độ chính xác mà không phải ai cũng dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ robot và AI, các phẫu thuật viên có thể sử dụng robot để thực hiện các phẫu thuật phức tạp một cách chính xác và an toàn hơn.

Robot được tích hợp với cánh tay cơ học, máy ảnh chuyên dụng, các dụng cụ phẫu thuật cần thiết giúp nâng cao kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ. Bác sĩ phẫu thuật có thể ngồi vào máy tính và điều khiển cánh tay cơ học của robot, trong khi robot cung cấp chế độ xem 3 chiều, phóng to vị trí phẫu thuật mà họ không thể nhìn bằng mắt thường. Từ đó, một hình thức phẫu thuật mới hơn, hiện đại hơn và hiệu quả hơn ra đời.

Huấn luyện và đào tạo nhân lực

Ứng dụng AI được sử dụng để đào tạo nhân lực trong ngành y tế trong những năm gần đây. Những công nghệ tiên tiến như mô phỏng bệnh lý, hệ thống máy móc và phân tích dữ liệu có thể giúp các chuyên gia y tế đào tạo nhân lực một cách hiệu quả. Các chương trình đào tạo bằng AI có thể cung cấp cho sinh viên những công cụ hỗ trợ để nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thông qua việc sử dụng các phần mềm cộng tác và huấn luyện ảo, một hình thức “huấn luyện thông minh” đã được phát triển. Hình thức huấn luyện này giúp các chuyên viên có thể tiếp xúc với các trường hợp “thực tiễn” và từ đó có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, nâng cao kỹ năng trước khi tiếp xúc với đối tượng bệnh nhân thực thụ.

Lợi ích của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Y tế

Việc tích hợp AI vào hệ thống chăm sóc sức khỏe mang lại vô số lợi ích, bao gồm tự động hóa các tác vụ và phân tích các tập dữ liệu bệnh nhân để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn và với mức chi phí phù hợp. AI còn có thể tự động hóa các nhiệm vụ quản trị, như ủy quyền trước bảo hiểm, theo dõi các hóa đơn chưa thanh toán và lưu giữ hồ sơ, để giảm bớt khối lượng công việc của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Công nghệ chăm sóc sức khỏe được áp dụng AI có thể mang bên mình với mục đích phục vụ người dùng tốt hơn. Phần mềm sử dụng AI như FitBit và Smart watch có thể phân tích dữ liệu để cảnh báo người dùng và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ về các vấn đề và rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Khả năng đánh giá sức khỏe thông qua công nghệ giúp giảm bớt khối lượng công việc của các chuyên gia và giúp bệnh nhân phòng tránh hoặc thuyên giảm việc đột nhiên phát bệnh.

Cơ hội phát triển và tiềm năng của AI trong ngành Y tế

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NH N TẠO TRONG Y TẾ

Trong tương lai, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành y tế sẽ mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển hơn bao giờ hết. Thay vì chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia y tế, AI có thể học hỏi từ lượng lớn dữ liệu và áp dụng kiến thức đó để giúp phát hiện ra các bệnh lý và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sai sót chẩn đoán và tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Một số các bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang áp dụng thử nghiệm công nghệ AI để hỗ trợ các bác sĩ trong việc phẫu thuật, thăm khám và điều trị. Việc áp dụng robot trong phẫu thuật đã giúp phẫu thuật viên có thể thực hiện thao tác ở những vùng sâu và vùng khó trong cơ thể bệnh nhân với những ca khó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết trong từng thao tác như nối các mạch máu. Những đặc tính của robot giúp phẫu thuật viên sự thoải mái hơn trong quá trình thực hiện phẩu thuật, phân tích chính xác các trường hợp có thể xảy ra nên khả năng biến chứng từ phương pháp này được đánh giá khá thấp. 

GS.TS Nguyễn Trường Sơn – thứ trưởng bộ Y tế – nguyên giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định đầu tư hệ thống robot này từ rất sớm. Bệnh viện đã bắt đầu đưa vào hệ thống hỗ trợ phẫu thuật cho bốn chuyên khoa gồm Ngoại Tiêu hóa, Ngoại Gan Mật Tụy, Ngoại Tiết niệu và Ngoại Lồng ngực. Đến nay, hệ thống đã được sử dụng để hỗ trợ phẫu thuật cho hơn 800 trường hợp. Dự kiến trong tương lai, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai thêm ở một số chuyên khoa như Phẫu thuật Tim, Mạch máu, Ngoại Thần kinh (Chấn thương sọ não). Ngoài bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam còn có bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ sử dụng hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật và can thiệp tim mạch.

Xem thêm dự án AI trong y tế sắp tới được phát triển tại Việt Nam 

Có thể nói, ứng dụng AI trong ngành y tế có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Chúng giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và tăng cường khả năng phát hiện các bệnh lý. Điều này sẽ giúp cho ngành y tế trở nên hiệu quả hơn và mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe của người dân được cải thiện hơn trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Categories

Calendar

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Lịch

October 2024
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031